
VIỆN CƠ KHÍ
Văn phòng: C10-305
Điện thoại: (+84) 24 38 696 165
Fax: (+84) 24 38 680 585
Website: http://sme.hust.edu.vn
Email: sme@hust.edu.vn
I. GIỚI THIỆU
Cùng với sự ra đời của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, liên khoa Cơ - Điện đã được thành lập năm 1956. Từ năm 1960, khoa Cơ khí nằm trong liên khoa Cơ khí - Luyện kim. Tháng 8/1966 liên khoa Cơ khí - Luyện kim tách ra thành 3 khoa: Chế tạo máy, Động lực và Luyện kim. Năm 1986, theo cơ chế quản lý 2 cấp, khoa Chế tạo máy phân thành các khoa chuyên ngành. Đến tháng 11 năm 1995, khoa Cơ khí được tái thành lập từ các khoa chuyên ngành trên cơ sở ba khối: Công nghệ cơ khí, Cơ học kỹ thuật và Cơ khí động lực. Năm 2000, ngành Máy lạnh và thiết bị nhiệt tách thành Viện khoa học và công nghệ nhiệt lạnh. Cuối tháng 8/2006, ngành cơ khí động lực được tách thành Viện cơ khí động lực. Đến tháng 5/2009, Viện Cơ khí được thành lập trên cơ sở khoa Cơ khí.
Viện Cơ khí là một trong những đơn vị lớn nhất của Trường ĐHBK Hà nội, có bề dầy truyền thống và đội ngũ đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học giàu kinh nghiệm, năng lực trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, liên kết doanh nghiệp, hợp tác quốc tế cũng như công tác phong trào, đoàn thể.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Viện Cơ khí bao gồm 11 Bộ môn và 1 trung tâm
- Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy
- Bộ môn Cơ học Vật liệu và Kết cấu
- Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học
- Bộ môn Cơ sở thiết kế máy và Rôbốt
- Bộ môn Cơ ứng dụng
- Bộ môn Gia công vật liệu và Dụng cụ công nghiệp
- Bộ môn Gia công áp lực
- Bộ môn Hàn và công nghệ kim loại
- Bộ môn Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật
- Bộ môn Máy và Ma sát học
- Bộ môn Cơ điện tử
- Trung tâm hỗ trợ Đào tạo, Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ Cơ khí
III. NGUỒN LỰC
Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Viện hiện có gồm 171 thầy cô, cán bộ và viên chức, trong đó có 4 giáo sư, 27 phó giáo sư, 81 tiến sỹ, 68 thạc sỹ. Ngoài ra, Viện còn được hỗ trợ bởi lực lượng khoa học hùng hậu của đội ngũ cán bộ thỉnh giảng gồm hàng chục giáo sư, tiến sỹ khoa học trong nước và ngoài nước.
Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm
Viện Cơ khí có phòng thí nghiệm cho hầu hết các lĩnh vực chuyên môn đào tạo, được trang bị máy móc, thiết bị thí nghiệm và có cán bộ phục vụ giảng dạy, thí nghiệm đã qua đào tạo cơ bản.
Phòng thí nghiệm (PTN) tại các Bộ môn:
- PTN Robot
- PTN Máy công cụ
- PTN Ma sát học
- PTN Gia Công Áp Lực (CN và Thiết bị dập tạo hình)
- PTN sản xuất thử nghiệm
- PTN Cơ điện tử
- PTN Hệ thống sản xuất tích hợp có sự trợ giúp của máy tính – CIM
- PTN Đo lường cơ khí
- PTN Cơ học kỹ thuật
- PTN Sức bền vật liệu
- PTN Hàn
- Phòng máy tính và phần mềm thiết kế, mô phỏng
IV. ĐÀO TẠO
Viện đã đào tạo hơn 20 ngàn sinh viên hệ đại học chính quy, hàng ngàn sinh viên đại học tại chức và cao đẳng và trên 100 học viên cao học và 40 nghiên cứu sinh.
Ngoài các lớp sinh viên học theo hệ tập trung, Viện còn thực hiện các chương trình đào tạo liên kết với các đơn vị tại các cơ sở ngoài trường.
Các chuyên ngành đào tạo bậc kỹ sư :
- Kỹ thuật Cơ khí gồm các định hướng:
+ Công nghệ chế tạo máy
+ Hàn và Công nghệ Kim loại
+ Cơ khí chính xác và Quang học
+ Gia công áp lực
+ Khoa học và Công nghệ sản phẩm chất dẻo - Composite
- Cơ điện tử
- Cơ học kỹ thuật
- Cơ điện tử các chương trình đặc biệt:
+ Chương trình tiên tiến
+ Kỹ sư tài năng
+ Kỹ sư đào tạo hợp tác quốc tế với Đức (UHG), Nhật Bản (NUT)
Các chuyên ngành đào tạo bậc cao học:
- Chế tạo máy
- Cơ điện tử
- Cơ học kỹ thuật
- Công nghệ hàn
Các chuyên ngành đào tạo bậc nghiên cứu sinh:
- Cơ học vật rắn
- Kỹ thuật Cơ khí:
+ Kỹ thuật máy công cụ
+ Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động (Cơ khí)
+ Công nghệ chế tạo máy
+ Công nghệ cơ khí chính xác và quang học
- Kỹ thuật hàn
V. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Với năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tâm huyết và liên kết tốt với doanh nghiệp cũng như đồng nghiệp quốc tế, trong giai đoạn 2008-2013, Viện đã thực hiện 45 đề tài cấp nhà nước, 76 đề tài cấp Bộ, 72 đề tài cấp trường, đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong số lượng đề tài dự án NCKH, CGCN toàn trường, với nhiều sản phẩm đã được triển khai cũng như có tiềm năng ứng dụng cao.
Viện đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài trên các lĩnh vực chế tạo máy, cơ khí nông nghiệp, đo lường tự động, công nghiệp ô-tô, hàng không, dầu khí, hàng hải.
Một số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiêu biểu
- Thiết kế chế tạo bộ điều khiển thích nghi trên trung tâm gia công và robot công nghiệp
- Thiết kế các hệ thống cơ điện tử linh hoạt như tay máy, người máy
- Thiết kế chế tạo thiết bị và dụng cụ đo cơ khí-quang-điện tử phục vụ cho đo lường và gia công chính xác
- Thiết kế và chế tạo Rôbot hàn tự hành ứng dụng trong công nghệ đóng tàu
- Thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống trung tâm gia công CNC 5 trục
- Thiết kế hệ điều khiển PLC cho máy gia công kim loại
- Thiết kế thiết bị đo ma sát và mòn
- Thiết kế chế tạo khuôn mẫu và tối ưu quy trình công nghệ phục vụ cho gia công áp lực
- Nghiên cứu động lực học phi tuyến, động lực các hệ phức tạp, mô phỏng điều khiển các hệ cơ học
- Xây dựng mô hình tính toán và thực nghiệm các kết cấu có hình dạng phức tạp bằng vật liệu compozit và vật liệu dẻo.
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo hộp số dẫn động băng tải
- Chế tạo bộ điều khiển CNC cho máy xung tia lửa điện
- Thiết kế chế tạo các sản phẩm dân dụng như xe đạp điện, mũ bảo hiểm
- Thiết kế chế tạo máy ép thủy lực 100 tấn, 400 tấn, máy uốn dầm thủy lực 160 tấn
Sinh viên nghiên cứu khoa học
Viện Cơ khí khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hàng năm, các hoạt động như thi Olympic, Robocon, Tuần sinh viên nghiên cứu khoa học được Viện tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ để các sinh viên hăng say nghiên cứu khoa học có điều kiện được thể hiện năng lực, trao dồi kiến thức và thử thách kỹ năng. Mỗi năm có hàng trăm sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại các Bộ môn thuộc Viện, hàng chục đề tài đã được tham gia báo cáo cấp Viện và giành giải thưởng cấp trường.
VI. HỢP TÁC
Viện có liên lạc mật thiết với các doanh nghiệp trong nước trong khuôn khổ các công tác như cấp học bổng, cấp giải thưởng, hỗ trợ thực tập, tuyển dụng.
Ngoài ra, Viện cũng có liên kết chặt chẽ với các trường đại học và viện nghiên cứu quốc tế trong công tác trao đổi sinh viên, giáo viên, cấp học bổng. Hàng năm, hàng chục sinh viên ưu tú đã được Viện giới thiệu đi học tập tại các đơn vị đào tạo quốc tế.
1- BAN GIÁM ĐỐC VIỆN
Viện trưởng
PGS. TS. Phạm Văn Hùng
Phó viện trưởng
PGS.TS. Vũ Toàn Thắng
TS. Hoàng Hồng Hải
TS. Trương Hoành Sơn
2- ĐẢNG ỦY
Bí thư: PGS. TS. Phạm Văn Hùng
3- CÔNG ĐOÀN
Chủ tịch: ThS. Nguyễn Thị Thu Nga
4- LIÊN CHI ĐOÀN TNCS HCM
Bí thư: TS. Thái Phương Thảo
5- TRỢ LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
TRỢ LÝ CÁC MẢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Trợ lý đào tạo đại học
TS. Lê Đức Độ:Trợ lý đào tạo sau đại học
TS. Nguyễn Thùy Dương: Trợ lý NCKH &CGCN
TS. Trương Đức Phức: Trợ lý Công tác sinh viên
TS. Hoàng Hồng Hải: Trợ lý hợp tác quốc tế, doanh nghiệp
TS. Lê Đức Độ & TS. Mạc Thị Thoa: Trợ lý chương trình đào tạo đặc biệt
6- CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Viện Cơ khí bao gồm 12 đơn vị trực thuộc
- Bộ môn Công nghệ Chế tạo máy
- Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học
- Bộ môn Cơ sở thiết kế máy và Rôbốt
- Bộ môn Cơ ứng dụng
- Bộ môn Gia công vật liệu và Dụng cụ công nghiệp
- Bộ môn Gia công áp lực
- Bộ môn Hàn và công nghệ kim loại
- Bộ môn Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật
- Bộ môn Máy và Ma sát học
- Bộ môn Cơ học Vật liệu và Kết cấu
- Bộ môn Cơ điện tử
- Trung tâm hỗ trợ Đào tạo, Nghiên cứu và Đổi mới công nghệ Cơ khí
Các phòng thí nghiệm của Viện Cơ khí
Viện Cơ khí có Phòng thí nghiệm (PTN) cho hầu hết các lĩnh vực chuyên môn đào tạo.
- Có trang bị máy móc, thiết bị thí nghiệm.
- Có cán bộ phục vụ giảng dạy, thí nghiệm đã qua đào tạo cơ bản.
PTN trực thuộc Viện:
- Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo, Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ Cơ khí
PTN tại các Bộ môn: PTN Robot, PTN máy công cụ, PTN Ma sát học, Phòng phần mềm, PTN sản xuất thử nghiệm, PTN Cơ điện tử, PTN Hệ thống sản xuất tích hợp có sự trợ giúp của máy tính – CIM, PTN Đo lường cơ khí, PTN Cơ học kỹ thuật, PTN Sức bền vật liệu, PTN Hàn.
Thông tin chi tiết về thiết bị và hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo trình độ cao:
- PTN BM Hình họa Vẽ kỹ thuật,
- PTN BM Công nghệ Chế tạo máy,
- TT Hỗ trợ Đào tạo, Nghiên cứu và Đỏi mới Công nghệ Cơ khí,
- PTN BM Cơ khí Chính xác và Quang học,
Info Classes
- Start Date: June 15, 2016
- Years Old: 2-5 Years
- Class Size: 30
- Class Duration: 10:00 am - 1:00 pm
- Transportation: Available
- Class Starff: 2 Teachers, 3 Caretakers